Đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH là quá trình khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân loại các vị trí lao động theo điều kiện lao động của doanh nghiệp dựa trên mức độ ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe, sự an toàn, và sự phát triển nghề nghiệp của người lao động. Thực hiện phân loại điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.
1. Lợi ích của việc đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động
- Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về an toàn lao động và điều kiện làm việc.
- Bảo vệ sức khỏe người lao động: Đánh giá chính xác các yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc và độc hại, từ đó giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe và tăng cường năng suất làm việc.
- Cải thiện môi trường lao động: Đưa ra các giải pháp hiệu quả để cải thiện điều kiện làm việc, giúp giảm thiểu sự cố và tai nạn lao động
2. Các bước đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH
- Bước 1: Chuẩn bị đánh giá
- Xác định đối tượng lao động, vị trí lao động cần đánh giá, bao gồm các ngành nghề và vị trí công việc cụ thể.
- Thu thập các thông tin liên quan đến điều kiện lao động (các quy định pháp luật, tài liệu về môi trường lao động, hồ sơ sức khỏe của người lao động).
- Bước 2: Xác định các yếu tố điều kiện lao động
- Các yếu tố đánh giá bao gồm các yếu tố vật lý (nhiệt độ, độ ồn, ánh sáng), hóa học (hơi, khí độc, bụi), tâm sinh lý lao động và Ergonomics.
- Xác định cường độ, thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố này trong quá trình làm việc.
- Bước 3: Tiến hành đo lường và đánh giá
- Sử dụng các phương pháp đo lường kỹ thuật (sử dụng thiết bị đo, quan sát) để thu thập số liệu về các yếu tố điều kiện lao động.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
3. Phân loại lao động theo điều kiện lao động:
- Dựa vào kết quả đo lường nhằm tính toán, thống kê để phân loại điều kiện lao động thành các nhóm như sau:
- Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III;
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV;
- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
- Mỗi nhóm điều kiện lao động có các tiêu chuẩn về sức khỏe, thời gian làm việc và chế độ, chính sách lao động khác nhau.
4. Lập báo cáo và đề xuất biện pháp cải thiện
- Lập báo cáo đánh giá với các kết quả đo lường và đề xuất phân loại điều kiện lao động cụ thể.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, đồng thời làm cơ sở để người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc phân loại điều kiện lao động giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và tạo ra môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động.
Hãy Liên hệ hoặc Gửi yêu cầu để được tư vấn miễn phí
SEN luôn sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu về dịch vụ đánh giá phân loại lao động của khách hàng.
- Công ty Cổ phần Tư vấn SEN
- Email: info@senwork.com
- Số điện thoại: (84 28) 3636 0721